Đinh Tiên Hoàng
Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, đã mở nước Đại Cồ Việt, lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.
Tên Đại Cồ Việt, Đại là từ Hán-Việt và có nghĩa là: vĩ đại, Cồ là một chữ Việt có nghĩa là To lớn, vĩ đại, được ký âm bằng một chữ Hán có âm tương ứng.
Từ năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình. Nhà Đinh là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ Thái Bình Hưng Bảo, mặt sau có chữ Đinh. Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.
Về quân sự, Đinh Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu. Vua thực hiện ngụ binh ư nông, đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội.
Xem thêm: Ngụ binh ư nông là gì?