- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, được quyền cha truyền – con nối.
- Đặc điểm về cấu trúc: đất đai trong lãnh địa bao gồm 2 phần là: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
+ Đất của lãnh chúa: gồm có lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô, nhà thờ, dinh thự, nhà kho,.. có hệ thống hào nước chảy xung quanh và tường cao bao bọc tạo thành pháo đài kiên cố
+ Đất khẩu phần ở xung quanh lâu đài được lãnh chúa giao cho nông nô canh tác và thu tô, thuế
- Đặc điểm về chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập:
+ Trong lãnh địa có: quân đội riêng, tòa án riêng, luật pháp riêng…
+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua. Thậm chí, nhà vua cũng không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Đặc điểm về đời sống xã hội: lãnh chúa phong kiến và nông nô cùng sinh sống trong lãnh địa.
+ Lãnh chúa không tham gia vào đời sống sản xuất, sống xa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất; phải nộp địa tô và nhiều loại thuế cho lãnh chúa.